Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (đang có hiệu lực) quy định 5 nhóm xe ưu tiên,ĐạibiểuQuốchộiđềnghịbổsungxecủaviệnkiểmsátlàxeưutiêtruyen tranh dam my gồm: xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; đoàn xe tang.
Tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự án luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ hôm 24.11, nhiều đại biểu đề nghị bổ sung "xe của viện kiểm sát khi đi làm nhiệm vụ khẩn cấp" vào danh mục xe ưu tiên.
Đại biểu Đặng Bích Ngọc (đoàn Hòa Bình) và đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) phát biểu thảo luận
GIA HÂN
"Kiểm sát viên và điều tra viên không thể người đến trước, đến sau"
Theo đại biểu Đặng Bích Ngọc (đoàn Hòa Bình), việc bổ sung xe của viện kiểm sát đi làm nhiệm vụ khẩn cấp thuộc đối tượng xe ưu tiên nhằm đảm bảo phù hợp chức năng, nhiệm vụ của viện kiểm sát, đảm bảo tính đồng bộ thực tiễn trong thi hành pháp luật, nhất là các đạo luật về tư pháp.
Bà Ngọc dẫn quy định luật Tổ chức Viện KSND năm 2014 và bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cho thấy viện kiểm sát có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn, trong đó có biện pháp bắt bị can để tạm giam.
Ngoài ra, kiểm sát viên phải có mặt thực hiện kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám xét… Đây đều là những nhiệm vụ hết sức khẩn cấp.
Đồng quan điểm, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng các hoạt động khám nghiệm hiện trường, dẫn giải tội phạm, khám tử thi... đòi hỏi kiểm sát viên phải có mặt kịp thời, đúng lúc, cùng thời điểm với cơ quan điều tra công an. "Không thể có người đến trước, đến sau, sẽ chậm trễ trong tình trạng khẩn cấp", ông Hòa nói.
Cùng cách nhìn nhận, đại biểu Lê Tất Hiếu (đoàn Vĩnh Phúc) phân tích, nếu kiểm sát viên không có mặt kịp thời thì đồng nghĩa cơ quan điều tra cũng không thể tiến hành các hoạt động như khám xét, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi...
Chưa kể, thực hiện yêu cầu cải cách tư pháp và tăng cường trách nhiệm công tố, gắn công tố với hoạt động điều tra, kiểm sát viên phải trực tiếp tiến hành các hoạt động xác minh, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm. Đồng thời, kiểm sát viên còn phải tiến hành một số hoạt động điều tra và tham gia phối hợp với điều tra viên trong các hoạt động điều tra như đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra, hỏi cung bị can...; đều là những nhiệm vụ hết sức khẩn cấp.
Đại biểu Lê Tất Hiếu (trái) và đại biểu Nguyễn Thanh Sang (đoàn TP.HCM)
GIA HÂN
Chỉ quy định xe của Viện KSND tối cao là chưa đủ
Tại báo cáo tiếp thu, giải trình dự thảo luật, Chính phủ cho hay sẽ bổ sung xe của Viện KSND tối cao đi làm nhiệm vụ khẩn cấp vào danh mục xe ưu tiên. Tuy nhiên, một số đại biểu vẫn cho rằng điều chỉnh như vậy là chưa đủ.
"Tôi hiểu bổ sung như trên là cho cơ quan điều tra của Viện KSND tối cao, trong khi hàng ngày viện KSND cấp tỉnh và huyện của 63 tỉnh, thành trong cả nước vẫn phải thực hiện nhiệm vụ theo quy định bộ luật Tố tụng hình sự", đại biểu Nguyễn Thanh Sang (đoàn TP.HCM) nói.
Ông Sang cho rằng, kiểm sát viên thực hiện công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám xét và phối hợp với điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, nếu không được quy định vào nhóm sử dụng xe ưu tiên là không phù hợp. Vì thế, ông đề nghị bổ sung xe của viện kiểm sát (nói chung - PV) đi làm nhiệm vụ khẩn cấp vào đối tượng xe ưu tiên.
Đồng quan điểm, đại biểu Trần Khánh Thu (đoàn Thái Bình) dẫn báo cáo của Viện KSND tối cao cho thấy, năm 2023, ngành kiểm sát thụ lý kiểm sát, điều tra 98.466 vụ hình sự, trong đó 90% số vụ tập trung chủ yếu ở các cấp địa phương thụ lý. Vì vậy, đại biểu đề nghị bổ sung xe của viện kiểm sát khi đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, thay vì chỉ có xe của Viện KSND tối cao, là xe ưu tiên.
Tương tự, đại biểu Lê Tất Hiếu nhận định cần bổ sung toàn bộ xe của viện kiểm sát đi làm nhiệm vụ khẩn cấp vào đối tượng xe ưu tiên.
Trước ý kiến của các đại biểu đã nêu, đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, cho hay cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, các cơ quan và đơn vị có liên quan để nghiên cứu kỹ, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật.